Trải nghiệm bắt sứa cùng các ngư dân trên đảo Cô Tô

Đăng bởi Nhung Pooh vào lúc 12/07/2018

Trong làn nước trong xanh huyền thoại thì khi đến du lịch Cô Tô  du khách có thể  được ngắm nhìn những chú sứa trắng lập lờ trôi vào bờ. Sứa Cô Tô được coi là "vàng trắng" của ẩm thực Việt Nam, vậy hãy cùng chúng tôi trải nghiệm một ngày bắt sứa và chế biến sứa cùng các ngư dân trên đảo Cô Tô ngay thôi nào! 

>> Tour Cái Chiên lịch trình chi tiết xem ngay...

>> Tour du lịch Quan Lạn - Minh Châu 3 ngày 2 đêm giá rẻ bất ngờ

 


Mùa sứa ở Cô Tô (Quảng Ninh) bắt đầu từ tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch, vào dịp  tháng 4 trở đi, khi mùa hè bắt đầu, những cơn mưa nhiều hơn kéo theo sấm chớp đì đùng trên mặt biển, sứa có hiện tượng “teo” dần và chết. Năm nay do thời tiết thuận lợi nên ngay từ những ngày đầu năm các tàu thuyền đánh bắt sứa đã ra khơi, các cơ sở chế biến sứa đã đi vào hoạt động hứa hẹn một vụ mùa thắng lợi.

 


Tầm 2-3h sáng, biển đêm mát rượi, lồng lộng những gió, anh Mười cầm đèn pin men theo triền đê cùng nhiều ngư phủ khác xuống biển. Họ chuẩn bị rất nhiều đồ nghề cho chuyến biển đêm nay và dự trữ lương thực nào nước bò húc, nước lọc, bánh kẹo, mì tôm, lương khô các loại...
Theo những cơn gió nam mát lành, khi ra khỏi đất liền chừng vài cây số, anh Mười dùng… con mắt để “thả” lưới. Anh cho biết thêm: “cái giống sứa biển chỉ nổi vào những hôm trời mát, gió nhẹ khoảng cấp 2, cấp 3. Trời đẹp, nhưng gió cấp 4, cấp 5 cũng “làm khó” cho bọn sứa rồi. Ra biển, ngư phủ bọn tôi dựa chủ yếu vào kinh nghiệm để phân biệt luồng nước, từ đó mới giăng lưới bắt sứa”.

 


Quá trình bắt sứa, ngư phủ phải cẩn thận, tránh để bị “chích” vào người. Dãi sứa rất độc, nếu bị chích vào người ban đầu thì ngứa, sau thậm chí thối thịt”. Vào mỗi mùa đánh bắt sứa, ngư phủ khắp các xã ven biển Thanh Lân thường rất tất bật. Khắp các bến bãi, thuyền xếp kín như nêm, lòng thuyền về đầy ắp sứa. Tuy nhiên, không phải ngày nào ngư phủ cũng có thể ra khơi. Nếu thời tiết thuận hòa, 1 tháng ngư phủ cũng chỉ đánh bắt được khoảng 10-15 ngày. Tuy nhiên, những chuyến vào lộng của họ thường “trúng quả”.

 


Sứa được thương lái thu mua, chế biến theo các công đoạn: cắt rời sứa ra thành 4 phần, chân, tay, óc, dù (thân) và cho vào bể nước ngọt “quay”. Thời gian quay thường từ 6-8 tiếng, nhằm loại hết vị mặn trong người con sứa. Sau khi loại bỏ vị mặn, người ta tiếp tục vớt sứa cho vào một bể khác có pha muối, phèn chua để bảo quản sứa. Thời gian quay càng lâu, lượng muối, phèn pha phù hợp thì sứa càng để được lâu. Các công đoạn này, khi chế biến đòi hỏi người làm phải cẩn thận, có kinh nghiệm. Nếu không sứa sẽ vàng và rất chóng hỏng.

 


Sứa có giá bán dao động từ 25.000 đồng đến 70.000 đồng/con tại thuyền. Trong đó, chân sứa đắt nhất, dao động trong khoảng 750.000 đồng/thùng. Tay và óc sứa được bán với giá khoảng 300.000 đồng/thùng. Phần dù của con sứa rẻ nhất, có giá khoảng 160.000 đồng/thùng. 

 

 

Các món ăn được chế biến từ sứa: Gỏi sứa, sứa cuốn tôm - thịt, canh sứa cá rô, bún sứa, sứa xào thịt bò,......
 

>> Tour du lịch Hà Nội - Cô Tô 3 ngày 2 đêm click xem ngay

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Zalo Cinvestra Travel Messenger Cinvestra Travel 0963851651