-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương cảng Vân Đồn - Thương cảng sầm uất nhất Việt Nam qua 7 thế kỉ
Đăng bởi Nhung Pooh vào lúc 21/08/2019
Chắc hẳn Quan Lạn không còn quá xa lạ đối với những ai yêu thích biển đảo mỗi khi hè đến. Đến với nơi đây ngoài việc bạn được tận hưởng bầu không khí trong lành, thoáng đãng, khung cảnh thiên nhiên thơ mộng mà bjan còn được khám phá với một bề dày về văn hoá, lịch sự truyền thống của nơi đây. Trong đó không thể không nhắc đến “thương cảng Vân Đồn” - một thương cảng sầm uất bậc nhất Việt Nam qua 7 thế kỉ.
Quần đảo Vân Đồn nằm phía đông và đông bắc vịnh Bái Tử Long, gồm 600 đảo lớn nhỏ. Xưa kia, khắp biên thùy phía Bắc Đại Việt, rừng núi trập trùng, đường bộ hiểm trở do đó người Việt cũng như người dân từ phương Bắc và phương Nam đều chọn đường thủy là con đường di chuyển an toàn và thuận tiện nhất và thương cảng Vân Đồn là trạm dừng chân đầu tiên.
Thương cảng Vân Đồn được thành lập từ thời nhà Lý vào năm 1149 dưới thời vua Lý Anh Tông. Khi mới xuất hiện Vân Đồn là một trang thuộc đạo Hải Đông nhưng đến thời Lý thì hệ thống hành chính các cấp được tổ chức lại từ thời Lý Thái Tông (Thái Tổ) và về sau ngày càng được hoàn thiện dần trên cơ sở các đơn vị hành chính là đạo từ thời Đinh, tiền Lê...
Tuy nhiên đến thời nhà Trần thì thương cảng Vân Đồn mới phát triển mạnh mẽ, trở thành thương cảng lớn và có vị trí quan trọng nhất của Đại Việt. Không chỉ mở rộng về địa giới hành chính mà thương cảng Vân Đồn dưới thời vua Trần Dụ Tông (năm 1345) được nâng lên thành một trấn thuộc lộ Hải Đông, sau đổi là lộ An Bang. Cũng dưới thời nhà Trần thì hàng ngũ quan lại và quân đội được thiết lập và kiện toàn làm nhiệm vụ quản lý đời sống nơi đây. Nổi bật nhất là chính sách ngoại thương cởi mở, thông thoáng của nhà nước đã tạo điều kiện để Vân Đồn trở thành thương cảng sầm uất, nhộn nhịp và thịnh trị nhất dưới thời Trần.
Đến thời Bắc Thuộc thì thương cảng Vân Đồn được chính quyền đô hộ chú trọng phát triển. Vân Đồn thời kỳ này được đổi thành huyện, là một trong 8 huyện thuộc châu Tĩnh An, phủ Tân An. Do đó, thời thuộc Minh, Vân Đồn vẫn là một trung tâm kinh tế lớn, một cửa ngõ giao thương trọng yếu của nước ta.
Sang thời Lê sơ, huyện Vân Đồn được đổi thành châu, thuộc lộ An Bang, Đông Đạo. Đến thời Mạc và hết triều Lê Trung Hưng, cho đến đời Lê Anh Tông (1556-1573), để tránh tên huý nhà vua (là Lê Duy Bang), trấn An Bang được đổi thành An Quảng, vẫn lĩnh 1 phủ, 3 huyện, 4 châu, trong đó châu Vân Đồn gồm 2 xã. Với các chính sách quản lý chặt chẽ, mà thương cảng Vân Đồn ở thời kỳ này có dấu hiệu sút giảm so với thời kỳ trước đó.
Đến thời Nguyễn, thương cảng Vân Đồn tiếp tục suy giảm về vai trò kinh tế và vị thế chính trị. Thời kỳ đầu, nhà Nguyễn giữ nguyên các đơn vị hành chính như trước. Thời Pháp thuộc, đầu thế kỷ XX, tổng Vân Hải được tách khỏi huyện Hoành Bồ, hợp với một số đảo xung quanh lập thành huyện mới, lấy lại tên Vân Đồn. Năm 1950, Vân Đồn một phần nhập vào đại lý Hòn Gay thuộc huyện Cẩm Phả, tỉnh Quảng Yên và đến năm 1994, huyện Cẩm Phả mới chính thức được đổi tên thành huyện Vân Đồn, thuộc tỉnh Quảng Ninh như ngày nay.