Cách phòng tránh những tai nạn thường gặp khi ra biển

Đăng bởi Mr Thắng vào lúc 25/05/2016

Để có kỳ nghỉ an toàn, ngoài việc chuẩn bị cẩn thận trước lúc đi, bạn cần chú ý ngay cả lúc vui chơi trên bờ hay khi vẫy vùng bơi lội giữa làn nước trong xanh. Dưới đây là các sự cố đa số du khách mắc phải trong kỳ nghỉ ở biển và cách phòng tránh, các bạn nhớ note lại nhé!

1. Cháy nắng

Nếu bị cháy nhẹ, bạn nên xoa thuốc làm dịu vết rộp, có thể dùng aspirin hoặc acetaminophen để giảm đau. Đối với vết bỏng nặng do cháy nắng, bạn làm mát bằng nước, không bôi các loại kem hoặc dầu lên da và tìm trợ giúp y tế ngay.

Cách phòng chống cháy nắng

- Thoa kem chống nắng mỗi khi ra ngoài, chọn loại kem có độ SPF từ 35 đến 50. Nên dùng riêng kem chống nắng cho mặt và cho cơ thể.

- Thoa lại kem chống nắng mỗi 2 giờ một lần.

- Tránh ra ngoài nắng trong khoảng thời gian từ 10 giờ tới 15 giờ.

- Khi đi tắm biển, nên đội mũ rộng vành. Sau khi tắm biển xong, bạn nên ngồi ở chỗ râm mát và đeo kính râm.

2. Say sóng

Triệu chứng thường thấy của say sóng là da đỏ, khô và nóng dù có thể toàn thân vẫn đổ mồ hôi, nhiệt độ tăng cao, mạch nhanh, yếu. Người bị say sẽ thở hổn hển, co giật, buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu, hoa mắt và bất tỉnh.

Cách xử lý là đưa nạn nhân ra chỗ thoáng, cởi bỏ bớt quần áo, chườm khăn lạnh để nhanh chóng hạ nhiệt độ về mức 37 độ C. Bên cạnh đó, bạn cũng phải chú ý tới hơi thở của người bị nạn và tìm kiếm hỗ trợ y tế.

Nhiều người lầm tưởng không ăn gì để tránh nôn ói. Nhưng đó là suy nghĩ sai lầm. Bạn nên ăn chút đồ ăn khô, nhẹ như bánh mì, xôi, bánh bao nhưng không nên ăn quá no để tránh thức ăn sẽ dội ngược lên thực quản. Đừng nên ăn những thứ gì có nước, nhiều dầu mỡ khó tiêu hoặc uống nước có ga, chất kích thích, các loại quả có chứa acid như nước cam, nước bưởi…

Cách phòng tránh say sóng

- Hãy ngồi ở khoang giữa của tàu, bạn sẽ cảm thấy "an toàn" hơn. Nên ngồi ngược với hướng tàu chạy, tránh xa chỗ có mùi xăng, dầu. Nên thả mắt nhìn xa, không tập trung lưu ý vào những thứ bất động như sách, báo hay những vật bên trong xe tàu, máy tính cá nhân...

- Dán một miếng cao dán vào sau tai khoảng vài tiếng trước khi bạn lên thuyền.

- Hãy đeo một chiếc vòng chống nôn (Sea bands) vào cổ tay khi lên tàu.

- Thuốc say sóng vẫn còn là món không thể thiếu trong hành trang của nhiều người, nhất là người có tiền sử say sóng. Tuy nhiên, phải uống sớm khi bạn đã ăn một chút gì vào bụng.

- Khó có thuốc nào chống say sóng hay hơn một cốc gừng tươi pha với nước ấm, uống trước khi lên tàu. Kẹo gừng, mứt gừng là giải pháp lý tưởng trong suốt chuyến du hành, để bạn an tâm thưởng thức cảnh đẹp của biển.

3. Say nắng

Tương tự say sóng, say nắng xảy ra khi thân nhiệt tăng cao hơn mức bình thường, có thể vì ở ngoài nắng quá lâu.  Nhanh chóng tiến hành giảm thân nhiệt cho nạn nhân:Chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nướcmát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có độngmạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ.

 Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thìphải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vậnchuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

Cách phòng tránh  say nắng

- Đó là không làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức cũng như tránh các hoạt động thể lực quá sức.

-  Uống đầy đủ nướckhi trời nóng hoặc lao động nặng. Luôn trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khilao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính,…

- Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò rất có ýnghĩa trong việc phòng chống say nắng, say nóng.

4.Chuột rút

Chuột rút làm giảm khả năng bơi lội hoặc nguy hiểm hơn là chết đuối. Nếu đang đằm mình trong dòng nước biển và gặp hiện tượng này, bạn cần bình tĩnh để xử lý.
Trường hợp cơ bụng bị chuột rút, hãy thả lỏng cơ thể trong tư thế dang rộng tay chân. Từ từ hít sâu và dùng tay bấm các huyệt xung quanh, xoa nhẹ nhàng lên vùng chuột rút, sau đó nhờ người đưa lên bờ.

Gặp chuột rút với các vùng khác trên cơ thể, cần tìm cách lên bờ ngay để được chữa trị. Nếu là chuột rút bắp chân, bạn hãy nhỏm dậy duỗi thẳng chân, đứng bằng gót giúp cơ bắp giãn ra. Hoặc bạn nằm xuống, giữ chân thẳng tối đa và nhờ người đẩy mạnh các ngón chân ngược về hướng đầu gối.

Nếu bị chuột rút ở đùi, du khách nên ngồi xuống, nhờ người giúp kéo chân thật thẳng, nâng gót lên, cùng lúc dùng tay ấn mạnh đầu gối xuống. Gặp hiện tượng này lúc đang bơi, hãy giơ một tay kêu cứu, tay kia đập xuống nước giữ cơ thể không bị chìm.

Cách phòng tránh chuột rút khi đi bơi

- Để phòng tránh chuột rút khi đi bơi hay tắm biển, trước khi xuống bể bơi bạn nên tiến hành các bài tập khởi động, kéo căng các cơ xương khớp trong cơ thể.

- Không nên xuống nước khi bụng căng đầy, vì hệ tuần hoàn buộc phải cáng đáng cả công việc của dạ dày nên không cung ứng đủ oxy cho các bắp cơ và giữ ấm cơ thể.

- Muốn phòng ngừa "chuột rút", tất cả các giai đoạn của buổi đi bơi (khởi động, xuống nước, lên bờ) đều phải được thực hiện một cách khoa học.

-Khi cảm thấy mỏi cơ, người bơi cần giảm dần tốc độ, bơi vào gần bờ hoặc gần phương tiện cứu hộ, sau đó thả lỏng toàn thân trong tư thế nổi 3-5 phút rồi lên bờ.

5. Bị động vật biển đốt

Các vết châm, cắn do cá đuối gai độc, sứa, động vật biển khác gây ra đều rất đau, có thể dẫn tới biến chứng trầm trọng như tê liệt, vấn đề về tim và hô hấp. 
Trước hết, bạn cần táp nước biển vào vết thương nhưng không được cọ, sát. Chú ý không dùng nước ngọt hay nước nóng. Khi loại bỏ các xúc tu hoặc phần cơ thể của vật cắn, cần đeo găng tay.

Bước tiếp theo là pha dung dịch gồm 10 phần nước và một phần amoniac, dấm, soda hoặc chất làm mềm thịt (chẳng hạn mì chính), sau đó bôi vào vùng bị thương. 
Nếu bị sứa đốt, bạn hãy chườm khăn hoặc đá lạnh lên vết thương trong vòng một giờ đầu tiên để giảm đau. Sau khi vết thương khô, bạn bôi kem gây tê 4 giờ một lần trong vài ngày liên tiếp. Các trường hợp như dị ứng với vết đốt, bị châm vào mặt hoặc cổ, khó thở..., du khách nên đến cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.

6. Rơi vào dòng chảy xa bờ

Chúng là dòng nước mạnh, chảy từ bờ hướng ra biển. Sóng sẽ đánh và đưa nước vào bờ trong khi dòng chảy này liên tục trôi ngược lại. Nơi có dòng chảy xa bờ chủ yếu là vùng nước lặng, màu sậm hơn do độ sâu bất thường và hầu như không có sóng. Trong quá trình đổ vào bờ, sóng xuất hiện một khoảng đứt quãng.
Khi gặp dòng Rip, nạn nhân phải bình tĩnh, bơi song song với bờ biển hoặc thả trôi cơ thể và gọi người cứu. Du khách không nên tắm ở những nơi có sóng tung bọt trắng xóa nhưng đứt quãng.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Zalo Cinvestra Travel Messenger Cinvestra Travel 0963851651