Đền Hùng Phú Thọ Tour Giá Rẻ Kinh Nghiệm Du Lịch 2024

Thương hiệu: Cinvestra Travel

Tình trạng: Còn hàng

490.000₫
- +

Tour du lịch ĐỀN HÙNG Giá Rẻ ✅ Review chi phí, hình ảnh, giá vé, lịch trình tour lễ hội đền Hùng 1 ngày ✅ Chia sẻ kinh nghiệm đi Đền Hùng Phú Thọ Cập Nhật.

Gọi 0963851651 để được trợ giúp

Tour du lịch Đền Hùng:

HÀ NỘI - DU LỊCH ĐỀN HÙNG - PHÚ THỌ - HÀ NỘI

(Thời gian: 01 ngày - Phương tiện: Ô tô)

Với sự kết hợp tinh tế giữa kiến ​​trúc đặc sắc, những câu chuyện truyền thuyết và giá trị tâm linh sâu sắc, Đền Hùng - Phú Thọ từ lâu đã trở thành nơi thờ cúng linh thiêng và lưu giữ những ký ức về cội nguồn, sự hình thành của Dân tộc Việt Nam. Khi bước vào khuôn viên của di tích du khách sẽ bị mê hoặc bởi vẻ đẹp trang nghiêm của nơi này. Đền Hùng được xây dựng trên một ngọn đồi cao với kiến ​​trúc độc đáo, vô vàn loại cây cao hàng trăm năm tuổi tạo nên không gian tĩnh lặng, mang lại cảm giác thư thái, bình yên cho bất cứ ai ghé thăm.

Du lịch Đền Hùng từ Hà Nội hay khởi hành từ các địa phương lân cận bạn có thể tham khảo lịch trình tour du lịch Đền Hùng 2 ngày 1 đêm và 1 ngày kết hợp với các địa điểm tham quan nổi tiếng khác tại Phú Thọ. Dưới đây Cinvestra Travel gửi tới Quý du khách lịch trình du lịch Đền Hùng được lựa chọn tham gia nhiều và yêu thích:

Sáng: Quý khách có mặt tại điểm hẹn, Xe và hướng dẫn viên Cinvestra Travel đón Quý khách khởi hành đi Đền Hùng. Trên xe Quý khách nghe thuyết mình và chơi các trò vui nhộn do hướng dẫn viên tổ chức. Quý khách ăn sáng tự do.

08h30: Đoàn tới Đền Hùng, hướng dẫn viên đưa đoàn bắt đầu hành trình tham quan, chiêm bái và lễ cụm di tích tâm linh gồm: Đền hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Lăng Hùng Vương, Đền Giếng,…Với những tích truyện thiêng liêng truyền đời về dòng giống người Việt Nam ta.

11h30: Quý khách dùng cơm trưa tại nhà hàng, thưởng thức đặc sản Phú Thọ với những món ăn đậm đà hương vị địa phương. Sau bữa trưa đoàn nghỉ ngơi tự do.

Chiều: Hướng dẫn viên đưa đoàn tới tham quan Bảo tàng Hùng Vương, nơi lưu giữ các hiện vật vô cùng quý giá thời đại Hùng Vương. Quý khách tự do tham quan, chụp hình và mua đặc sản địa phương về làm quà.

15h30: Kết thúc quá trình tham quan, du khách trở lại xe khởi hành về Hà Nội, trên đường về xe dừng nghỉ. Du khách tự do mua sắm đặc sản, các món quà địa phương về làm quà cho gia đình và người thân.

17h15: Tới Hà Nội, xe đưa Quý khách về lại điểm hẹn ban đầu. Hướng dẫn viên Cinvestra Travel chia tay đoàn, hẹn gặp lại trong các chương trình sau!

GIÁ TOUR ĐỀN HÙNG TIÊU CHUẨN: VND/ KHÁCH

Người Lớn Trẻ Em 5 - 9 Tuổi Trẻ Em Dưới 5 Tuổi
490.000 240.000 Miễn Phí

NẾU QUÝ KHÁCH LÀ TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP, CƠ QUAN VỚI SỐ LƯỢNG 20 NGƯỜI LỚN TRỞ LÊN XIN HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ CÓ ĐƯỢC GIÁ TOUR TỐT NHẤT.

CHI PHÍ DU LỊCH ĐỀN HÙNG BAO GỒM:

+ Xe ô tô du lịch hiện đại đưa đón theo hành trình Hà Nội - Đền Hùng - Phú Thọ - Hà Nội.

+ Suất ăn chính 1 bữa trưa 150.000 đ/Suất/ khách.

+ Vé tham quan các điểm ở Đền Hùng vào cửa một lần theo chương trình.

+ Nước uống trên xe phụ vụ 1 chai/ khách/ ngày.

+ Bảo hiểm du lịch trong suốt hành trình, mức bảo hiểm 40.000.000 VND

+ Hướng dẫn viên tiếng việt kinh nghiệm, nhiệt tình theo suốt chương trình.

DỊCH VỤ TRỌN GÓI KHÔNG BAO GỒM:

- Chi phí cá nhân, suất ăn phát sinh, tiền Tip, Mua sắm hàng hoá, các điểm du lịch theo yêu cầu cá nhân.

- Chi phí sắm lễ, xe điện và dịch vụ khác ngoài chương trình.

- Giá chưa bao gồm thuế VAT.

NHỮNG ĐIỀU MÀ DU KHÁCH CẦN LƯU Ý:

+ Trẻ em dưới 5 tuổi, ăn cùng với bố mẹ, miễn phí tiền tour và bố mẹ thanh toán các chi phí phát sinh nếu có.

+ Trẻ em từ 5 - Dưới 09 tuổi, tính 50% chi phí trọn gói của người lớn, các dịch vụ sẽ hưởng theo chi phí 1/2 người lớn.

+ Trẻ em TỪ 9 tuổi trở lên, tính bằng chi phí người lớn.

+ Lịch trình có thể thay đổi mà vẫn đảm bảo điểm tham quan.

Review kinh nghiệm du lịch đền Hùng Phú Thọ Cập Nhật

Đền Hùng - Phú Thọ là một trong những địa điểm du lịch về nguồn hấp dẫn bởi kiến ​​trúc độc đáo, không gian rộng rãi, thoáng mát cùng nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc được nhiều du khách nhiệt tình ghé thăm. Chắc chắn đây sẽ là điểm du lịch tâm linh mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm ý nghĩa. Và để du khách có một chuyến đi thuận lợi đến khu di tích lịch sử Đền Hùng - Phú Thọ, trong phần này Cinvestra Travel sẽ chia sẻ đôi chút những review kinh nghiệm, giá vé được cập nhật mới. 

Đền Hùng ở đâu ?

Đền Hùng được biết đến là khu vực trung tâm của nước Văn Lang thời xưa kia, thuộc địa phận thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đền Hùng tọa lạc tại vị trí đắc địa với núi non trùng điệp, cảnh sắc hữu tình và bao quanh bởi hai dòng sông, nơi đây đã trở thành một điểm du lịch tâm linh, về nguồn độc đáo hội tụ những giá trị văn hóa truyền thống sâu sắc.

Khi đến du xuân, du lịch Đền Hùng, du khách sẽ có cơ hội tham quan một quần thể di tích, chiêm ngưỡng bề dày lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc và tìm hiểu nơi thờ phụng của các vua Hùng, những câu chuyện đặc sắc về công chúa Tiên Dung, Mỵ Nương hay sự tích bánh chưng, bánh dày gắn với hoàng tử Lang Liêu…

Đền Hùng địa chỉ, số điện thoại, giờ mở cửa chính xác

+ Địa chỉ Đền Hùng: Thôn Cổ Tích, Xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam.

+ Du khách cần liên hệ ban quản lý di tích lịch sử Đền Hùng qua số điện thoại sau: 0210.386.0026 - Hotline dịch vụ tour du lịch Đền Hùng Giá Rẻ: 0981.851.651.

+ Khu di tích lịch sử Đền Hùng được mở vào tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật (bao gồm cả các ngày nghỉ lễ). Giờ mở cửa đón du khách từ 07:00 - 18:00 hằng ngày.

Giá vé Đền Hùng vào cửa, tham quan bao nhiêu tiền ?

+ Vé vào tham quan di tích lịch sử đền Hùng người lớn: Miễn phí; Vé cho trẻ em: Miễn phí.

+ Giá vé bảo tàng Hùng Vương người lớn: 15.000 VND/Vé; Vé trẻ em: Miễn phí.

+ Giá vé xe điện đền Hùng: 15.000 VND - 50.000 VND/Vé tùy vào nơi đón xe và vị trí đến sẽ có mức giá khác nhau.

Tour du lịch đi Đền Hùng Phú Thọ vào thời điểm nào ?

Được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vùng đất Phú Thọ khí hậu ôn hòa, mát mẻ do đó du khách có thể ghé thăm vào các mùa trong năm. Tuy nhiên, nếu du khách muốn tham gia Lễ hội Đền Hùng hay còn gọi với tên là Giỗ tổ Hùng Vương được diễn ra từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 3 âm lịch thì đến đây vào mùa xuân là thời điểm vô cùng lý tưởng.

Lễ hội Đền Hùng được biết đến là một biểu tượng văn hóa tinh thần mang giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào ta. Cứ mỗi độ tết đến xuân về, du khách trong và ngoài nước lại nô nức kéo nhau đến vùng đất Tổ để hành hương tưởng nhớ những vị anh hùng đã có công dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Tham dự lễ hội, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những nghi lễ được chuẩn bị công phu, trang trọng mang đậm tính truyền thống dân gian như rước kiệu, hát xoan, đánh trống đồng, giã bánh giầy, đâm đuống… được lưu truyền và gìn giữ bền lâu trong cộng đồng người Việt.  

Chỉ dẫn phương tiện, đường đi từ Hà Nội - Đền Hùng

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng chừng 90km, với khoảng thời gian di chuyển từ 90 phút đến 120 phút phụ thuộc vào loại hình giao thông mà du khách lựa chọn. Nếu du khách đang có kế hoạch đi du lịch thăm quan di tích lịch sử Đền Hùng vào thời gian sắp tới thì hãy tham khảo một số cách di chuyển thuận tiện, nhanh và tiết kiệm thời gian nhất ngay sau đây nhé!

+ Di chuyển bằng xe khách: Có lẽ đây là loại phương tiện được nhiều du khách lựa chọn bởi tính an toàn, tiết kiệm thời gian và đảm bảo sức khỏe. Du khách có thể bắt xe tại bến Mỹ Đình đi Việt Trì - Phú Thọ hoặc các nhà xe đi Tuyên Quang, Hà Giang di chuyển theo cao tốc Nội Bài - Lào Cai xuống nút giao Phù Ninh rồi bắt taxi hoặc xe ôm đi thêm 5km nữa là tới Đền Hùng. Ngoài ra, nếu có điều kiện du khách tham khảo thêm các nhà xe Limousine cung cấp chỗ ngồi thoải mái, êm ái với các tiện ích sang trọng. Giá vé dao động đối với xe khách khoảng từ 80.000VND đến 100.000VND/người. 

+ Phương tiện cá nhân: Cách thủ đô Hà Nội không quá xa nên việc di chuyển bằng xe máy, ô tô hết sức dễ dàng đối với du khách. Có thể lựa chọn đi theo hai cách để đến Đền Hùng như sau: Xuất phát từ Hà Nội di chuyển theo quốc lộ 32 đến Cầu Trung Hà, tiếp tục đi qua Cầu Phong Châu và tiến thẳng thêm vài kilomet nữa du khách sẽ tới Đền Hùng. Hoặc bạn cũng có thể di chuyển theo hướng quốc lộ 2 qua Vĩnh Phúc, khi lái xe đến Việt Trì - Phú Thọ, đến trung tâm thanh phố thì rẽ trái 10km nữa là đến Đền Hùng. Khi di chuyển du khách có thể sử dụng ứng dụng chỉ đường Google maps để xác định được thời gian và hướng đi chính xác nhé.

Tham quan, chiêm bái những đâu khi đi du lịch Đền Hùng ?

Đền Hùng - Phú Thọ không chỉ là một điểm du lịch tâm linh mang lại nhiều ý nghĩa lịch sử văn hóa của dân tộc ta mà còn là nơi tưởng nhớ, ghi công của các vị vua Hùng, nhắc nhở con cháu Lạc Hồng phải luôn biết ơn cội nguồn, tổ tiên cố gắng giữ gìn, phát huy xây dựng đất nước ngày càng phát triển thịnh vượng. Vậy đi du lịch Đền Hùng có gì đặc sắc? Hãy cùng Cinvestra Travel tìm hiểu tại bài viết này nhé!

+ Đền Hạ: Ngôi đền được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII và XVIII theo kiểu chữ Nhị bao gồm gian hậu cung và tiền bái. Kiến trúc thuần Việt được trang trí bằng các phù điêu, một bên ngựa, một bên voi. Tương truyền rằng, đây là nơi Mẹ  u Cơ đã sinh trăm trứng và nở ra được 100 người con, khi đến tham quan khu vực phía sau đền, du khách sẽ tận mắt chiêm ngưỡng những dấu tích” Mắt rồng” còn sót lại là khu vực mà mẹ  u Cơ nằm ấp trứng.

+ Đền Trung: Theo như nhiều nguồn tài liệu, đây là nơi các vua Hùng và Lạc Hầu, Lạc Tướng đã họp bàn việc nước và du ngoạn cảnh sắc thiên nhiên. Tại đây vua Hùng thứ sáu đã truyền ngôi cho con rể Lang Liễu vì đã có công trong việc làm ra bánh chưng và bánh dày. Ngôi đền được xây dựng trên một mặt bằng hình chữ nhật có ba gian hướng về phía Nam.

+ Đền Thượng: Tọa lạc tại vị trí cao nhất của đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Thời xa xưa, Vua Hùng thường lên đỉnh núi để thực hiện các nghi lễ và cầu xin thần trời, đất và lúa ban cho mưa thuận gió hòa. Ngoài ra, đây cũng là nơi vua Hùng thứ sáu cho lập đàn tế cầu trời cho người tài giỏi có thể đánh giặc  n giúp dân cứu nước. 

+ Đền Giếng: Xưa kia, đây là nơi hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa là con gái vua Hùng thứ XVIII thường soi gương và vấn tóc khi theo cha đi qua vùng này. Cả hai người phụ nữ đều có công trong việc dạy dân cách làm nông nghiệp, từ đó có cuộc sống ấm no. Ghi nhận công ơn của hai bà, nhân dân xây dựng một ngôi đền để tôn vinh họ mãi mãi. Ngôi đền được xây dựng vào thế kỷ 18 và hướng về phía đông nam, theo lối kiến trúc chữ công bao gồm nhà tiền bái, hậu cung, 1 chuôi vồ và 2 nhà oản, có phương đình nối tiền bái và hậu cung.

+ Đền mẫu Âu Cơ: Đền xây dựng từ năm 2001 và khánh thành vào tháng 12 năm 2004. Tọa Lạc trên núi Ốc Sơn (Núi Vân) theo kiến ​​trúc truyền thống với cột, xà và dui bằng gỗ lim, tường được làm bằng gạch bát và lớp mái bằng ngói mũi hài. Ngôi đền có tổng diện tích 137m2 và được xây dựng theo kiểu chữ Đinh. Bao quanh đền chính có các công trình như: Nhà Tả vũ, Nhà Hữu vũ, Nhà Bia, Tứ Trụ, Cổng Tam Quan và nhà tiếp khách…

+ Bảo tàng vua Hùng: Được khởi công từ năm 1996 và được khánh thành vào ngày Lễ hội Đền Hùng năm 2003. Với gần 700 hiện vật gốc trong tổng số hơn 4.000 hiện vật có trong bảo tàng, 162 bức ảnh của các thời kỳ khác nhau, 4 bức tranh gốm, 5 bức tranh sơn mài và nhiều hiện vật khác minh họa chủ đề chung : “ Các Vua Hùng dựng nước Văn Lang trên mảnh đất Phong Châu lịch sử”. Triển lãm Bảo tàng Hùng Vương tập trung vào 3 chủ đề chính: Giới thiệu thời kỳ văn hóa Hùng Vương với các hiện vật liên quan đến thời Hùng Vương được tìm thấy ở Phú Thọ và Vĩnh Phúc, giới thiệu về sự hình thành và nhận thức của người dân cả nước về việc xây dựng Khu di tích Đền Hùng, tình cảm của dân tộc ta đối với Đền Hùng . 

Kinh nghiệm đi du lịch Đền Hùng có lưu ý gì quan trọng ?

Để giúp du khách có một hành trình tuyệt vời khi đi du lịch tại di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hùng - Phú Thọ, bằng sự trải nghiệm của Cinvestra Travel sẽ cung cấp một số review, kinh nghiệm, lưu ý quan trọng, đặc biệt khi ghé thăm nào dịp giỗ Tổ Hùng Vương. 

+ Đền Hùng là một điểm dịch tâm linh, do đó khi đến tham quan du khách chú ý ăn mặc quần áo kín đáo phù hợp, không mặc quần đùi, áo ba lỗ…

+ Kinh nghiệm bỏ túi khi đi du lịch Đền Hùng vào các ngày lễ hội, du khách nên tham khảo đặt tour du lịch từ sớm để được hỗ trợ dịch vụ trọn gói mà không lo giá cả leo thang khi sử dụng các dịch vụ tự túc.

+ Lưu ý trong quá trình tham quan, chiêm bái du khách sẽ phải di chuyển khá nhiều vì vậy hãy chuẩn bị cho mình đôi giày thể thao thật êm ái. Ngoài ra, chuẩn bị các vật dụng cá nhân như kem chống nắng, mũ nón, ô và thuốc tránh côn trùng…

+ Du khách cần chú ý không tự ý leo trèo hoặc chạm tay vào các hiện vật, đồ thờ cúng hoặc trưng bày tại khu du tích, cũng như trong bảo tàng Hùng Vương.

+ Khi du xuân, du lịch vào các ngày lễ hội, du khách không nên chen lấn, xô đẩy, vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan thiên nhiên.

+ Ngoài ra khi di chuyển bằng xe máy, phương tiện cá nhân du khách cần đi với tốc độ ổn định, an toàn, kiểm tra các thiết bị trên xe trước khi xuất phát.

Món ăn ngon ở di tích Đền Hùng không thể bỏ qua

Được mệnh danh là mảnh Đất Tổ linh thiêng của dân tộc, nơi đây không chỉ nổi tiếng với nhiều ngôi chùa, đền cổ kính, những khu di tích lịch sử văn hóa có giá trị to lớn về mặt tâm linh mà nơi đây còn thu hút bởi những món ngon trứ danh khó cưỡng bất cứ du khách nào thưởng thức. Dưới đây là một số đặc sản hấp dẫn, nhất định du khách không thể bỏ qua khi đi du lịch nơi đây.

+ Thịt chua Thanh Sơn: khi nhắc đến món thịt chua Thanh Sơn du khách sẽ không thể không nhớ đến vị bùi bùi của thịt, độ dai của da nướng hòa quyện với vị chua của thính lên men được dùng làm mồi trong các bữa tiệc, ăn uống. Thịt chua thường được ăn cùng các loại lá như lá sung, lá ổi, lá mơ, lá đinh lăng và các loại rau thơm, … khi ăn vắt một ít chanh và rưới thêm chút tương ớt sẽ có hương vị thật sự độc đáo và mới lạ mà món ăn mang lại. 

+ Trám om kho cá: Một loại quả đặc trưng của vùng đất Phú Thọ, Trám có hai loại phổ biến là trám đen và trám chua thường sẽ được thu hoạch vào cuối tháng 5 đầu tháng 6. Quả này thường được người dân Phú Thọ sử dụng để kho với cá, lâu dần đã trở thành một món ngon nổi tiếng nơi đây. Hương vị của cá và nước tương khi om sẽ thấm vào quả trám, giúp giảm độ chua và thay vào đó là vị ngọt béo. Vào những ngày đông se lạnh, còn gì tuyệt vời hơn khi được ăn một bát cơm nóng cùng cá kho.

+ Bánh tai: Được biết đến với tên gọi là bánh tai heo, là loại bánh có cách làm khá đơn giản nhưng lại được nhiều du khách ưa chuộng khi đi du lịch nơi đây. Giống như tên gọi của bánh có hình dáng cong, thuôn dài như tai heo. Bánh tai được làm bằng các loại nguyên liệu khác nhau bao gồm gạo tẻ, thịt heo và các loại gia vị khác. Gạo tẻ được xay mịn rồi trộn với nước tạo thành hỗn hợp bột. Thịt lợn được ướp gia vị, bọc trong hỗn hợp cơm tẻ rồi đem hấp chín. 

+ Rêu đá: Rêu đá là loại rêu thường được trồng ở những khu vực gần sông suối, những nơi trũng, ẩm ướt. Khi người ta thu hoạch rêu mang về nhà thường phải rửa thật sạch để loại bỏ chất nhờn bên ngoài. Rêu đá trộn với tỏi băm, gia vị, bột ngọt và cuộn trong lá đu đủ rồi đem nướng. Sau khi nướng, lá đu đủ sẽ có màu đen cả bên ngoài, bên trong có vị rêu đá xen lẫn mùi tỏi thơm lừng. 

+ Bánh tẻ mật: Sẽ thật đáng tiếc nếu về Phú Thọ mà du khách không thử món bánh tẻ mật! Đặc trưng của bánh ở đây là không có nhân, được làm từ bột gạo tẻ, trộn đều với nước và mật mía, gói trong lá chuối rồi hấp chín. Khi chín, bánh có màu vàng nâu và có mùi thơm dễ chịu, hấp dẫn. Khi ăn bánh mang lại cho chúng ta cảm giác giác ngọt ngào, thơm dịu. Ngoài ra, du khách có thể nhúng bánh vào mật mía và cảm nhận hương vị vô cùng lôi cuốn của gạo thơm, mật ngọt . 

Trên đây là những thông tin kinh nghiệm du lịch hữu ích mà Cinvestra Travel đã cập nhật mới tại khu di tích lịch sử Đền Hùng - Phú Thọ, hy vọng sẽ mang đến cho du khách một chuyến đi tràn đầy vui vẻ và hạnh phúc.

Nếu cần tư vấn thêm thông tin về các điểm du lịch khác, du khách có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí với nhiều ưu đãi hấp dẫn nhé!

Zalo Cinvestra Travel Messenger Cinvestra Travel 0963851651